Cỏ Xuyến Chi

Cây cỏ xuyến chi được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và mọc nhiều tại các ghềnh đá, bãi cát, gò đất hoang vệ đường, bờ mương… Thuộc nhóm cây nền có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó được du nhập vào các nước Châu Âu, châu Phi vào cuối thế kỉ XVI.

Ứng dụng cây Cỏ xuyến Chi

Cỏ Xuyến Chi rất thích hợp trồng làm cây nền tại các công viên, khu du lịch hoặc sân vườn, cây  mọc với tầm thấp, bò ngang và cho hoa đẹp, nếu được xen lẫn với cây trồng khác thì sẽ tạo cảnh quan tươi đẹp, màu sắc bắt mắt giống như cây cỏ lạc tiên vậy.

Cây còn được trồng nhằm mục đích chống xói mòn đất ở những vùng đồi dốc.

Trong Đông y cây cỏ Xuyến Chi cũng là một phương thuốc tốt để chữa cảm lạnh và cảm cúm hiệu quả. Lá của cây được sử dụng để làm thuốc đắp hoặc làm trà chữa cảm lạnh và cảm cúm, cây có thể kết hợp với một số loại thảo mộc khác để xóa nhau thai sau khi sinh nở.

Đặc điểm hình thái

Cây cỏ xuyến chi mọc thành từng thảm dày trên mặt đất, với đặc điểm thân thảo bò, leo và trườn trên mặt đất, sống lâu năm và phát triển đến độ cao 10cm. Cành lá thường rậm rạp và mọc theo từng nhóm, phát triển như một quần thể.

Lá cỏ xuyến chi có vị bùi, trong miền nam người ta có thể sử dụng lá làm thức ăn. Lá xẻ thùy sâu, mọc đối nhau gồm 3 lá chét có hình mác hoặc hình trái xoan, dài từ 5 – 10 cm, rộng từ 1 – 6 cm, mép lá có răng cưa, đầu lá nhọn và hai mặt nhẵn.

Hoa nở rất nhiều, thành từng cụm, màu vàng giống như cây hoa cúc vạn thọ nên được gọi với cái tên Cây Cúc Xuyến Chi, hoa của cây mọc ra từ nách lá hoặc đầu cành, mọc đơn độc hoặc mọc thành đôi một nhìn giống hình cầu, mang hoa không được đều ở vòng ngoài nhưng vòng cánh bên trong lại rất đều. Đường kính hoa vào khoảng 2.5 cm. Hoa ra quanh năm tùy thuộc vào từng loại cỏ.

Quả bế có cánh, nhiều gai và dễ bắt vào quần áo hoặc lông động vật để phát tán đi khắp nơi.

Đặc điểm sinh trưởng

Cỏ Xuyến Chi có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, càng phát triển mạnh hơn trên nền đất màu mỡ, và ẩm, thoát nước tốt. Cây vẫn sinh trưởng được trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng. Cây thích nghi với khí hậu nhiệt đới, cây rất ưa nắng hoặc chịu bóng bán phần.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây

– Cây cỏ xuyến Chi được nhân giống bằng Hạt hoặc bằng cành, khi quả già và khô, có cánh nên sẽ bay theo gió bám vào các con vật hoặc người. Sau đó theo di chuyển tới vị trí nào gặp điều kiện thích hợp thì hạt sẽ dừng tại vị trí đó nảy mầm và phát triển thành bụi ngay ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

– Cần phải  tạo điều kiện về độ ẩm cho đất để cây phát triển tốt hơn, độ dày trồng cây ít nhất phải là 3 cm.

– Khi trời mưa thì tiến hành khai thông nước để cây không bị ngập úng.

–  Bón phân định kỳ, mỗi tháng 2kg DAP/100m².

– Phát cỏ cho cây khi thấy cây bị lấn áp, thay DAP bằng phân lân NPK (16-16-8). Sau vài năm trồng cần bón thêm phân hữu cơ và phân vi sinh, độ bón phân tùy thuộc vào độ tốt của cây.

Cây cỏ xuyến chi được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và mọc nhiều tại các ghềnh đá, bãi cát, gò đất hoang vệ đường, bờ mương… Thuộc nhóm cây nền có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó được du nhập vào các nước Châu Âu, châu Phi vào cuối thế kỉ XVI.